Con dông cát là loài bò sát sống chủ yếu ở các vùng sa mạc hay các đụn cát, có ngoại hình nhìn giống con thằn lằn nhưng kích thước lớn hơn.

Về xã Gio Quang (thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), có lẽ thừa hưởng từ địa hình đặc trưng của miền Trung đầy nắng và gió, nên Gio Quang có gần 50% diện tích là cát trắng.

Đây cũng là môi trường sống thích hợp của loài bò sát dông cát này. Thường vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 âm lịch, khi mùa mưa đến, dông bắt đầu sinh sôi nảy nở. Hình dạng của dông giống con thằn lằn nhưng dài hơn và thịt dông có vị ngon ngọt, đặc biệt. Từ lâu, được xem là đặc sản của người dân Gio Quang nói riêng và người dân Quảng Trị nói chung.

nhong-cat-trinh-san-resize-1687091435.jpg
 

Anh Hoàng Đình Sỷ Nguyên, người có nhiều năm bắt dông ở xã Gio Quang, cho biết: “Từ nhỏ tôi đã được biết ở địa phương có loài bò sát này rồi. Cứ đến vào dịp tháng 4 - 6 hàng năm, tôi đi theo nhiều chú bác, các anh ra động (sa mạc cát) để tìm bắt dông, cho đến khi lên 14, tôi cũng đã bắt đầu tìm bắt loài dông này. Thường thì tôi đi theo anh em, bạn bè. Đây là loài vật rất khôn và nhanh nhẹn, nên người bắt phải có sự kiên trì kết hợp với kỹ thuật và kinh nghiệm, không phải ai cũng bắt được loài này. Ngoài việc bắt về làm ẩm thực, thì đây cũng là thú vui của chúng tôi”.
 

278338932-1066025700689025-3325749607242245407-n-1687091423.jpg
 

Anh Hoàng Đình Sỷ Nguyên, người dân xã Gio Quang, Gio Linh, Quảng Trị

Từ địa hình, cùng tập tính loài, dông cát chăm chỉ chạy bộ, lội cát nên thịt săn chắc, thơm ngọt hơn cả thịt gà, phần xương mềm ăn sần sật rất đã. Từ dông cát có thể làm thành nhiều món ngon như dông nướng, dông xào sả ớt, gỏi dông, cháo dông, chả dông, trứng dông chiên bơ, cà tím cuốn dông, dông hấp… Nhưng hấp dẫn và khiến thực khách nhớ mãi không quên có lẽ là món dông nướng ớt, vừa đơn giản vừa giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên của nguyên liệu.

Loài bò sát này không chỉ ăn các loại côn trùng như dế, châu chấu, kiến, ong đất mà thực phẩm chủ yếu của chúng là các mầm non thảo dược nên dược tính của nhiều loài thảo dược đã thấm vào thịt nhông. Nên, thịt nhông cát không những là món ăn ngon mà còn là vị thuốc quý chữa bệnh”, Anh Sỷ Nguyên chia sẻ thêm.

dong-2-1687091423.jpg
 

Thịt dông thường săn chắc, ngọt và được coi như một vị thuốc bổ

Do đặc sản quá nổi tiếng nên nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh, lượng dông trong tự nhiên giảm mạnh. Đây cũng là loại vật có tiềm năng phát triển kinh tế địa phương, nên chính quyền địa phương cần khuyến khích, hỗ trợ người dân mạnh dạn mở trang trại nuôi dông, để nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế địa phương.